Hạt điều là gì?
Nguồn gốc của hạt điều
Hạt điều hay còn gọi là đào lộn hột, là một loài cây thuộc họ Xoài và có nguồn gốc từ vùng Đông Bắc Brazil và chúng được trồng khá nhiều ở vùng khí hậu nhiệt đới.
Loài cây này được đem về từ châu Á và châu Phi vào khoảng những năm 1560 - 1565 và chúng được trồng ngay càng phổ biến ở khắp các khu vực có khí hậu nhiệt đới như châu Mỹ, châu Phi, châu Úc và châu Á. Với rất nhiều công dụng, chúng dần trở thành một loại cây công nghiệp vô cùng quan trọng.
Đặc điểm của hạt điều
Hạt điều là một loại cây nhiệt đới có thân cao từ 5 - 10m, cành dài và thân cây thường không quá cao. Cây này có phần rễ to, khỏe, mọc sâu và lan rất rộng trong lòng đất. Lá cây thuộc dạng lá đơn có hình trứng tròn và mọc so le nhau.
Hoa của cây hạt điều thường mọc thành chùm, hoa có màu trắng, nhỏ và có hương thơm nhẹ nhàng.
Quả của cây gồm có 2 phần là quả giả và quả thật. Quả giả là phần quả chín mọng, đây là do cuống hoa phát triển thành, phần này cũng ăn được và có nhiều màu sắc như vàng, đỏ hay tím. Quả thật là phần hạt phía trên (còn nguyên vỏ), phần này chứa nhân hạt điều, có tinh dầu béo và cũng ăn được.
Hạt điều là một loại quả khô và không tự mở. Hạt thường nặng từ 5 - 9gr có vỏ bên ngoài màu xám và có độ cứng nhất định.
2Giá trị dinh dưỡng của hạt điều
Hạt điều chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Qua phân tích, cứ 100gr hạt điều thô đã được xử lý, chứa các chất dinh dưỡng sau:
- Calo: 553kcal
- Chất đạm: 18.22gr
- Chất béo: 43.85gr
- Carbohydrat: 30.19gr
- Tinh bột: 23.49gr
- Sắt: 6.68mg
Ngoài ra, bên trong hạt điều còn chứa nhiều dưỡng chất khác như: Magie, Photpho, Kali và các loại vitamin khác.
3Tác dụng của hạt điều
Chứa nhiều chất chống oxy hóa
Hạt điều là nguồn cùng cấp polyphenol và carotenoid dồi dào với khả năng bảo vệ cơ thể khỏe mạnh. Bằng việc trung hòa các gốc tự do, hạt điều có thể giúp bạn giảm viêm và hạn chế mắc một số bệnh mãn tính.
Hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ, chế độ ăn nhiều hạt sẽ giúp bạn giảm cân nhiều hơn so với thực đơn không bổ sung nhiều thực phẩm có hạt.
Hạt điều chứa rất ít calo, giàu protein và chất xơ có thể tạo cảm giác no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn từ đó giúp quá trình giảm cân của bạn đạt hiệu quả tốt nhất.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Một kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đối với những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 thì việc sử dụng hạt điều hàng ngày có thể tỷ lệ cholesterol thấp hơn so với những người không ăn hạt điều.
Hạt điều còn là nguồn cung cấp dưỡng chất có thể giúp giảm huyết áp, giảm chất béo trung tính và lượng cholesterol toàn phần.
Hỗ trợ sức khỏe cho những bệnh nhân tiểu đường loại 2
Hạt điều chứa lượng chất xơ vô cùng dồi dào, đây là một trong những nhân tố giúp ngăn ngừa sự phát triển đột biến của lượng đường trong máu.
Ngoài ra, hạt điều còn giúp cơ thể hỗ trợ chống lại bệnh tiểu đường. Việc thay thế thực phẩm chứa nhiều tinh bột bằng hạt điều có thể giúp giảm lượng đường trong máu.
Xây dựng cơ bắp, thần kinh khỏe mạnh
Trong hạt điều có chứa một lượng magie dồi dào, chất này được biết đến với vai trò góp phần cho sự phát triển xương, cơ và các cơ quan khác của cơ thể, xây dựng cơ bắp chắc khỏe.
Không những vậy việc ăn hạt điều còn giúp duy trì huyết áp, duy trì các chức năng của hệ thần kinh, điều chỉnh lại lượng đường trong máu nhờ vậy mà cơ thể khỏe mạnh hơn.
Thúc đẩy sự hình thành của RBC
Không chỉ có magie, trong hạt điều còn cực kì giàu đồng, đồng có tác dụng giúp chuyển hóa các chất sắt trong cơ thể, hỗ trợ thúc đẩy sự hình thành các tế bào hồng cầu (RBC) và bảo vệ hệ miễn dịch.
Việc bổ sung đồng còn giúp ngăn ngừa các bệnh như loãng xương, thiếu máu, duy trì nhịp tim được ổn định hơn.
Giảm nguy cơ thiếu máu
Bổ sung hạt điều vào trong thực đơn ăn uống có thể giảm được nguy cơ thiếu máu, bởi chất sắt trong hạt điều có vai trò quan trọng trong tổng hợp huyết sắc tố (hemoglobin), giúp cho việc vận chuyển oxy đi khắp cơ thể trở nên dễ dàng hơn, hỗ trợ hoạt động của enzym và hệ miễn dịch.
Ngoài ra, việc bổ sung sắt cũng giúp hạn chế tình trạng thiếu hụt chất sắt trong cơ thể, bởi việc thiếu sắt không chỉ làm cho cơ thể mệt mỏi, gây thiếu máu và trong một thời gian dài mà còn gây ra những tác hại như ảnh hưởng đến việc chuyển hóa tế bào, làm rối loạn các chức năng của mô, tăng tính nhạy cảm với các bệnh nhiễm trùng.
Hỗ trợ ngăn ngừa sỏi mật
Thường xuyên bổ sung hạt điều sẽ hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ hình thành sỏi mật. Việc hình thành sỏi mật là do những chất lắng động giống như sỏi, bao gồm cả cholesterol tích tụ trong túi mật.
Mà việc hình thành túi mật gồm rất nhiều yếu tố khác nhau như tuổi tác, cân nặng hoặc bất kì yếu tố nào liên quan đến đường tiểu hóa. Không chỉ hạt điều, bạn cũng nên bổ sung thêm các loại hạt khác cũng giúp giảm nguy cơ sỏi mật nữa đấy.
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Nếu trong hạt điều có chứa magie, đồng, sắt hỗ trợ hệ miễn dịch thì không thể không nhắc đến chất kẽm dồi dào trong hạt điều. Kẽm giúp sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, chống lại các bệnh nhiễm trùng do các vi sinh vật, giúp chữa lạnh vết thương.
Đặc biệt, các mẹ đang trong thời kì mang thai thì càng nên bổ sung hạt điều vào thực đơn của mình, vì bổ sung hạt điều cũng giống như việc đang bổ sung thêm kẽm, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và duy trì sức khỏe cho cơ thể.
Tốt cho xương
Đồng không chỉ có tác dụng thúc đẩy hình thành RBC, mà đồng còn có vai trò quan trọng trong việc duy trì collagen và elastin, các thành phần cấu trúc chính của cơ thể. Bởi nếu thiếu hụt đồng trong cơ thể sẽ dẫn đến việc mật độ khoáng trong xương thấp, dễ gây ra các bệnh loãng xương.
Ngoài ra, việc thiếu hụt đồng sẽ làm cho cơ thể không thể thay thế được các liên kết bị hư hỏng hay là tạo thêm collagen, dẫn đến việc các mô cơ thể có thể bị phá vỡ gây rối các chức năng về khớp.
Không chỉ riêng đồng mà maige, mangan và một số khoáng chất khác cũng đóng góp vai trò quan trọng trong việc hình thành xương.
4Nên ăn bao nhiêu hạt điều mỗi ngày?
Mặc dù hạt điều có vô vàn tác dụng cực kì tốt cho sức khỏe thế nhưng không vì thế mà ta cứ ăn liên tục hạt điều mỗi ngày sẽ dễ dẫn đến việc phản tác dụng lại cơ thể. Chính vì thế bạn phải cân nhắc nạp bao nhiêu hạt điều là đủ, mỗi ngày chỉ nên ăn bao nhiêu thôi nhé!
Không nên ăn quá 100gr hạt điều mỗi ngày hay có thể nói không nên ăn quá 7 -10 hạt một lần, đặc biệt là cần phải chia nhỏ việc ăn hạt điều thành nhiều lần ăn trong ngày. Nhất là ở trẻ em dưới 10 tuổi thì chỉ nên ăn hạt điều 1 - 2 lần trong tuần, do bản chất của hạt điều là có tính nóng nên ăn nhiều sẽ dễ bị khó tiêu, nóng trong người.
Với những ai sử dụng hạt điều trong việc giảm cân thì bạn nên ăn hạt điều vào các bữa phụ hoặc bữa trưa và chỉ nên ăn từ 3 - 4 lần/ tuần thôi nhé. Bởi nếu ăn quá nhiều hạt điều sẽ vẫn có thể gây béo, khiến cơ thể tăng cân đấy nhé!
5Tác dụng phụ của hạt điều
Hạt điều sống có thể gây ngộ độc
Vỏ của hạt điều có chứa chất phenolic urushiol, đây là một hợp chất có thể gây ngộ độc thực phẩm như tiêu chảy, ói mửa. Ngoài ra, loại chất này có thể gây ngứa, dị ứng hoặc viêm da nếu tiếp xúc trực tiếp với da.
Bạn cần chọn mua hoặc sử dụng hạt điều đã được tách vỏ hay đã được rang ở nhiệt độ cao, hạn chế ăn hạt điều chưa chín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Ăn quá nhiều có thể gây tăng cân
Hạt điều có thể giúp bạn giảm cân, tuy nhiên nếu dùng quá nhiều thì chúng sẽ gây ra tác dụng phụ. Chúng chứa nhiều chất béo không bão hòa có lợi cho sức khỏe tim mạch nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể "gây hại" cho cân nặng của bạn đấy!
Ảnh hưởng đến tim mạch
Nếu tiêu thụ hạt điều ở dạng rang muối quá nhiều, hàm lượng natri trong hạt điều có thể gây hạt cho tim của bạn. Natri là một trong những tác nhân gây ra tình trạng tăng huyết áp và chúng được chứa nhiều trong hạt điều đóng hộp, nhất là rang muối.
Hạt điều có thể gây ra tình trạng thiếu dinh dưỡng
Hạt điều có thể cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể, nhưng đừng hiểu lầm mà sử dụng chúng như một loại thực phẩm chính trong thực đơn. Bạn vẫn cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác như trái cây, rau củ, ngũ cốc,...
Theo khuyến cáo của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, bạn chỉ nên sử dụng khoảng 155gr thực phẩm giàu protein như hạt điều, đậu hũ và cá mỗi ngày. Hạn chế tình trạng lạm dụng mà gây mất cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.
Gây ra tương tác với một số loại thuốc
Hạt điều chứa nhiều magie (82.5mg magie trong 28gr hạt điều) hỗ trợ cho sức khỏe của xương và răng.
Tuy nhiên, theo ghi chú của Trung tâm Y tế Đại học Maryland (Hoa Kỳ) chúng có thể tương tác với một số loại thuốc như: ciprofloxacin, thuốc huyết áp, thuốc trị tiểu đường,... và gây ra tác dụng phụ không mong muốn như không thể hấp thu kháng sinh, gây ra buồn nôn, giữ nước,...
Hạt điều không tốt cho người bị đau đầu
Loại hạt này chứa các axit amin như tyramine và phenylethylamine, do vậy chúng không phù hợp đối với những người có chứng đau đầu và đau nửa đầu.
Những người nhạy cảm với loại axit này có thể sẽ bị đau đầu hoặc làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh đau đầu khi sử dụng hạt điều.
Hạt điều có thể gây dị ứng
Hạt điều được xếp vào các loại quả hạch (hạnh nhân, quả hạch Brazil, quả hồ đào, quả hồ trăn, quả óc chó hoặc hạt phỉ). Do đó, những người bị dị ứng với các loại hạt cây, có thể có nguy cơ cao bị sốc phản vệ với hạt điều.
6Món ăn từ hạt điều tươi
Sữa hạt điều
Sữa hạt điều với công thức dễ thực hiện nhưng lại mang đến món thức uống vô cùng thơm ngon và hấp dẫn. Vị béo ngọt tự nhiên của hạt điều có thể khiến bạn mê mẩn ngay từ lần thử đầu tiên đấy.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Ghé thăm chúng tôi tại
Địa chỉ : Số 65, Đường số 13, Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh
Luôn luôn mong muốn, sẵn sàng tư vấn cùng bạn
Điện thoại: 0906144155 - 0908662268 - 0906997099
Website: https://hatduarangcuigialong.com/